Biểu đồ BMI được coi là một công cụ y tế hữu dụng. Nó giúp theo dõi cân nặng và tiến trình bệnh của các bệnh nhân béo phì. Nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI càng cao, nguy cơ mắc một số bệnh nhất định càng cao. Chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường type 2. Các vấn đề tiêu hóa như trào ngược axit hoặc sỏi mật, khó thở, ngưng thở khi ngủ và cả ung thư. Tuy vậy, không có gì là hoàn hảo cả. Đọc hết bài viết này bạn sẽ nhận ra đâu là nhược điểm của biểu đồ BMI. Bên cạnh đó, tôi sẽ chỉ cho bạn một số công cụ tốt hơn để đánh giá thể trạng. Bắt đầu thôi nào!
A. Tổng Quan Về Biểu Đồ BMI
Quay trở lại những năm 1980, chỉ khoảng 10% – 14% người lớn trên 20 tuổi được coi là béo phì. Về với hiện tại, con số này đã đạt đến 30%. Theo các báo cáo của WHO cho thấy, tỷ lệ béo phì tăng gấp đôi từ năm 1980 trên toàn thế giới. Điều này làm giảm tỷ lệ cả trẻ em lẫn người lớn – những người rơi vào phần “Thừa cân” hay “Béo phì” của biểu đồ BMI (1)
1. BMI là gì?
Chỉ số khối cơ thể hay BMI (Body Index Mass) là thước đo lượng mỡ của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Áp dụng được cho tất cả mọi người ở mọi giới tính và độ tuổi. Nói cách khác, từ khi bạn trưởng thành đến khi già đi BMI không nên thay đổi quá nhiều.
Trong lĩnh vực y tế, BMI được dùng để nhận định xem một người có béo phì hay không. Ngoài ra, các bác sĩ còn dùng số đo vòng bụng và lượng cholesterol, đường trong máu (2) để xác định. Đây được xem là những yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với những người bệnh này.
BMI được tính bằng trọng lượng cơ thể (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng m)

2. Biểu đồ BMI là gì?
Như đã đề cập ở trên BMI được tính dựa trên công thức có liên quan đến cân nặng và chiều cao. Viện Tim, Phổi và Huyết Học Quốc gia cung cấp một công cụ ước tính BMI cho mọi người sử dụng. Để xác đinh chỉ số BMI, chỉ cần nhập cân nặng và chiều cao, máy sẽ tự tính cho bạn. Khi bạn biết được BMI của mình bạn có thể so sánh chúng với những người khác có cùng chiều cao
Biểu đồ BMI được sử dụng bởi các cơ quan như Viện Y tế Quốc gia. Biểu đồ chuẩn hóa được chia thành 4 loại:
- Thiếu cân. Chỉ số BMI dưới 18,5
- Cân nặng bình thường, khỏe mạnh. Điểm BMI đạt 18,5.
- Thừa cân. BMI từ 25 đến 29,9
- Béo phì. BMI từ 30 trở lên
Dựa trên biểu đồ này bạn có thể tính toán được cân nặng và chiều cao của mình sao cho đạt mốc khỏe mạnh. Ví dụ, một người phụ nữ cao 1m65 thì cân nặng lý tưởng nên đạt là khoảng 51 kg. Nặng 65 – 70 kg sẽ bị thừa cân. Và trên 80 kg sẽ là béo phì. Mặt khác, với người đàn ông cao 1m84. Cân nặng lý tưởng sẽ ở mức 63 – 81 kg. Thừa cân sẽ ở mức 83kg – 95kg và béo phì khi đạt 100kg.

3. Biểu đồ BMI và 4 loại này được tạo ra như thế nào?
Mục tiêu ban đầu của biểu đồ BMI là giúp người trưởng thành đạt được cân nặng lý tưởng. Trở về những năm 1940, phạm vi trên biểu đồ BMI được xác định bởi chiều cao mà không quan tâm đến tạng người của họ. Điều này làm cân nặng lý tưởng được xác định ở phụ nữ có tạng người to nhỏ hơn hoặc bằng những người có tạng người bình thường.
Trên thực tế, công thức tính BMI nhận về khá nhiều chỉ trích là thiếu sót về mặt phương pháp. Bởi nó không quan tâm đến các yếu tố khác biệt như di truyền, tuổi tác, giới tính và các hoạt động thể chất. Theo một báo cáo, từ những năm 1970, công thức BMI được sử dụng rất nhiều để xác định độ béo phì mặc dù bị chỉ trích khá nhiều (3).
4. Biểu đồ BMI có áp dụng cho trẻ em không?
Theo tài liệu lưu trữ về bệnh tật ở trẻ em, thì BMI là công cụ tốt nhất hiện có để theo dõi tiến trình trong chiến dịch chống béo phì. Điều này bao gồm cả béo phì ở trẻ em. Trên thực tế, có một số khuyến nghị rằng chỉ số khối cơ thể của mỗi trẻ ở độ tuổi đi học nên được đo mỗi năm. Kết quả này phải được gửi về nhà cho phụ huynh để thông báo cho họ về xu hướng về sức khỏe của con em họ. (4) Tuy nhiên, các cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng. Chỉ có từ 11% đến 29% bác sĩ nhi khoa hoặc các bác sĩ khác đo BMI trong các lần khám định kỳ.
Sự hạn chế của việc sử dụng BMI cho trẻ em bao gồm:
- Kỳ thị trẻ em. Bởi khi nói chúng thừa cân, chúng sẽ có khả năng bị tổn thương tâm lý
- Không có thời gian để thực hiện các phương pháp kiểm tra khác
- BMI không phải là một yếu tố dự báo tốt để cung cấp cho phụ huynh về con em họ có thừa cân hay không
5. Các vấn đề với biểu đồ BMI
Mặc dù biểu đồ BMI có thể rất hữu ích trong việc dự đoán tỷ lệ tăng cân. Nhưng nó sẽ không thể mô tả chính xác về tình trạng thừa cân hoặc béo phì đới với từng người. Ngay cả Viện Nghiên cứu Quốc gia (NIH) cũng đã từng đề cập đến các giới hạn của chúng (5)
Có một điều bạn nến biết. Đó là lý do vì sao một số bác sĩ vẫn lấy chỉ số BMI để đánh giá thể trạng. Bởi vì đây được xem là chỉ số đánh giá tốt về nguy cơ mắc một số bệnh như:
- Tiểu đường
- Tim mạch
- Huyết áp cao
- Tryglyceride cao
- Béo phì
Những bệnh này có xu hướng xảy ra ở những người có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn bình thường. Và vì thế giúp dễ dàng trong chẩn đoán và điều trị hơn.
B. Một Số Điều Mà Biểu Đồ BMI Phản Ánh Không Chính Xác
1. BMI đánh giá quá cao lượng mỡ ở những người có thể trạng tốt
Có lẽ sự chỉ trích lớn nhất của biểu đồ BMI là nó không xem xét thành phần cơ thể cá nhân. Bao gồm tỷ lệ mỡ so với khối lượng còn lại. Điều này bỏ qua các phép đo như khối lượng xương, khối lượng cơ hoặc tạng người. BMI cũng không xem xét sự khác biệt về giới tính. Chẳng hạn như việc tích mỡ ở một số vị trí nhất định có thể gây hại nhiều hơn.
Các nghiên cứu cho thấy cũng có sự khác biệt đáng kể về sắc tộc khi nói đến thành phần cơ thể. Ví dụ, những người có nguồn gốc châu Á hoặc châu Phi có thể có tạng người nhỏ hơn về mặt di truyền. (5) Các khảo sát đã phát hiện ra rằng. Người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có chỉ số BMI cao hơn đáng kể so với người Mỹ gốc cùng trọng lượng. Ngay cả khi tính đến các tiêu chuẩn nhân khẩu học khác như thu nhập, giáo dục và hoạt động thể chất, những người gốc Á có chỉ số BMI thấp hơn so với hầu hết những người khác.
Ngoài ra, một số trường hợp người đó giảm cân theo cách không lành mạnh. Chẳng hạn như khi ăn kiêng hoặc tham gia tập thể dục quá nhiều. Điều này có khả năng làm giảm khối lượng cơ bắp và xương.

2. BMI đánh giá thấp lượng mỡ ở người lớn tuổi đã mất khối lượng cơ
Ở một số người lớn tuổi sẽ mất một khối cơ khi nhất định. Điều này có thể dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân tùy thuộc vào lối sống của mỗi người. Mặc dù khối lượng cơ giảm có nghĩa là giảm cân và điểm BMI sẽ thấp hơn. Nhưng điều này buộc phải lành mạnh.

3. BMI không phản ảnh đủ các vấn đề sức khỏe
Một phát hiện năm 2013 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. Cho rằng những người thừa cân vẫn khỏe mạnh như những người bình thường. Phát hiện dựa trên dữ liệu từ 97 nghiên cứu. Trên thực tế, một số bằng chứng tồn tại cho thấy những người thừa cân có nguy cơ tử vong thấp hơn một chút so với những người có cân nặng bình thường. (6)
Mặc dù nhiều cơ quan chức năng vẫn cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tăng cân. Nhưng kết quả bạn có thể nhận thấy rõ ràng. Những người ở độ tuổi 35 có chỉ số BMI trong khoảng 25 (Thừa cân hoặc béo phì hạng 1) dường như không tăng nguy cơ tử vong.
Để truyền thông về điều này. NIH đã tuyên bố những người thừa cân có số đo vòng eo thấp và có ít hơn 2 yếu tố nguy cơ thì tập trung nhiều vào hạn chế tăng cân hơn là giảm cân
C. Các Công Cụ Tốt Hơn Để Đánh Giá Trọng Lượng Của Bạn
Như tôi đã nói ở trên, BMI không thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bạn. Thế nên bạn cần một số việc nên làm để thay thế chúng. Và đương nhiên là hãy tập các thời quen lành mạnh để có một cơ thể thật khỏe mạnh nhé!
1. Chú ý đến mỡ nội tạng
Chất béo dư thừa ở phần eo là một dấu hiệu của chất béo nội tạng nguy hiểm. Ngoài ra, nó còn là một yếu tố nguy cơ rõ rệt đối với nhiều bệnh. Bởi vùng bụng là nơi chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Nên nếu có mỡ nôi tạng thì mỡ sẽ tập trung vùng này cũng là điều dễ hiểu.
Có rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này. Kết quả cho thấy phần lớn chất béo sẽ tập trung ở vùng eo nhiều hơn hông. Bên cạnh đó, nó còn làm nguy cơ mắc tiểu đường lên gấp đôi. Một số nguy cơ khác cũng tăng theo số đo vòng eo của bạn. Số đo vòng eo ở mức 90 – 100 thì nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe sẽ tăng rất cao.
Để đo được chỉ số này bạn chỉ cần thước dây. Đặt nó ngay trên xương hông, lấy số đo khi thở ra.
2. Theo dõi các dấu hiệu sức khỏe liên quan đến bệnh chuyển hóa
Bên cạnh việc tập trung vào cân nặng của bạn, hãy theo dõi các dấu hiệu sức khỏe của mình . Ngoài ra, để ý các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như
- Huyết áp cao
- Cholesterol LDL cao
- Cholesterol HDL thấp
- Chất béo trung tính cao
- Đường huyết cao
3. Giảm các yếu tố nguy cơ khác gây béo phì
Ngoài ra, hãy nhớ lưu ý các yếu tố nguy cơ có thể đưa bạn đến tình trạng béo phì như:
- Tiền sử gia đình
- Ít vận động
- Hút thuốc lá
- Stress
- Chế độ ăn kiêng không lành mạnh

Tóm Tắt
Điều quan trọng mà bạn nên làm đó là tập thể dục và cải thiện sức khỏe, ngay cả khi bạn già đi. Bởi khi chúng ta già đi, một phần lượng cơ của chúng ta sẽ suy giảm. Tuy nhiên, tập thể dục có thể giúp chúng ta cải thiện điều này tốt hơn. Giữ cơ thể ở mức ổn định và không phải quan tâm về các vấn đề sức khỏe.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng luyện tập cường độ cao giúp giảm chất béo nội tạng nhanh hơn (8). Để khuyến khích người dân tập thể dục, chính phủ Hoa kỳ ra khuyến nghị tập thể dục 150 phút tập cường độ vừa phải hoặc 75 phút cường độ cao mỗi tuần.
Trên đây là tất cả những nhược điểm mà biểu đồ BMI. Ngoài ra tôi cũng gợi ý cho bạn về một số việc có thể thay thế. Hãy nhớ rằng sống lành mạnh và tập thể dục là quan trọng. Biểu đồ BMI chỉ nên dùng để tham khảo. Bởi nó sẽ không đánh giá thể trạng như bạn mong muốn được.
Chúc bạn thành công.
Nguồn tham khảo:
1. Draxe.com: