Chứng mặc cảm ngoại hình (Hội chứng “Sợ Xấu”): Những điều cần biết và giải pháp hỗ trợ
Khi bạn sở hữu một ngoại hình cân đối, bạn sẽ trở nên tự tin hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa là bạn sẽ không bị chứng mặc cảm ngoại hình. Và hơn nữa, có thể bạn sẽ nhận thấy: ngoại hình của bạn phản ánh chính xác thái độ và cách nhìn của mọi người xung quanh đối với bạn.
Tuy nhiên, những ai có ngoại hình không cân đối – thường dần có xu hướng để ý đến ngoại hình mình nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến chứng mặc cảm ngoại hình (BDD). Nguyên nhân có thể là do bạn chán ăn, gặp rối loạn ăn uống hoặc liên quan đến những vấn đề tâm lý,…
Khi rơi vào trạng thái mặc cảm, những người bị BDD thường không hài lòng với chính hình ảnh trong gương của chính mình. Ngoài ra, họ cũng cực kỳ dễ bị tác động bởi đồng nghiệp, gia đình và những người khiếm nhã xung quanh. Bạn nên biết rằng, cơ thể của bạn có xu hướng thay đổi theo thời gian. Do đó, đôi khi bạn có khả năng sẽ rơi vào trạng thái mặc cảm này tùy vào từng giai đoạn trong cuộc sống. Vì vậy, việc tìm hiểu chứng mặc cảm ngoại hình và các giải pháp hỗ trợ chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
Vậy, chứng mặc cảm ngoại hình là gì?
Mặc cảm ngoại hình (BDD) là một trạng thái tâm lý tiêu cực. Đặc trưng bởi sự quan tâm quá mức đến ngoại hình và cân nặng của bản thân. Những người bị chứng mặc cảm ngoại hình bị ám ảnh với những khuyết điểm trên cơ thể của mình. Mặc dù những khuyết điểm đó hầu hết là bị phóng đại hoặc không hề tồn tại.
Mọi người thường có suy nghĩ chứng BDD là sự biểu hiện đặc trưng của phái nữ – thường do nguyên nhân là việc kiểm soát cân nặng, ăn uống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chứng mặc cảm ngoại hình ảnh hưởng đến cả nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau. Những người phái mạnh mắc hội chứng BDD thì bị ám ảnh về khối lượng cơ bắp của mình. Ngoài ra còn có liên quan đến chiều cao, độ nam tính của họ.
Các chuyên gia cho rằng hội chứng BDD là một chứng rối loạn tâm lý khá phổ biến. Hội chứng này cũng được xem như là một loại rối loạn lo âu. Những người mắc hội chứng BDD luôn lo lắng về những đặc điểm của cơ thể mình. Họ luôn cố gắng để tránh bị soi mói và để ý. Điều mà có thế làm cho họ bị tổn thương, thấy xấu hổ hoặc bị sỉ nhục. Dẫn tới việc những người bị chứng mặc cảm ngoại hình thường tự cách ly mình khỏi xã hội.
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Những người mắc hội chứng mặc cảm ngoại hình thường rất coi trọng ngoại hình của họ. Vì vậy, họ bỏ qua những khía cạnh khác của cuộc sống như các mối quan hệ, việc làm,… Dẫn tới họ dần có một cái nhìn tiêu cực về bản thân và luôn trong trạng thái đề phòng mọi người xung quanh.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của chứng mặc cảm ngoại hình bao gồm:
- Có suy nghĩ và biểu cảm mãnh liệt khi được đề cập đến ngoại hình. Ngoài ra đó cũng có thể là một số đặc điểm, bộ phận của cơ thể.
- Luôn mặc cảm về những bộ phân trên cơ thể của mình.
- Quá để ý vào khuyết điểm trên khuôn mặt, các bộ phận trên cơ thể.
- Thường xuyên không tham gia vào các hoạt động xã hội, ngại giao tiếp vì sợ bị để ý.
- Tình trạng các mối quan hệ dần trở nên xấu đi do sự ghen tuông hoặc để ý lẫn nhau.
- Có các triệu chứng ám ảnh và sợ sệt khi giao tiếp bên ngoài xã hội.
- Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn không hợp lý.
- Có các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế. Luôn tự đặt ra cho mình những quy tắc nghiêm ngặt.
- Thường xuyên kiểm tra ngoại hình mình, luôn cố gắng thay đổi ngoại hình của mình.
- Có các triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi và thường xuyên mất ngủ.
Nguyên nhân
Giống như nhiều hội chứng khác, nguyên nhân gây ra BDD không chỉ bao gồm rối loại ăn uống mà còn có thêm nhiều nguyên nhân khác. Đó có thể là các yếu tố di truyền, khả năng nhận thức. Ngoài ra, sự tác động từ môi trường xunh quanh cũng là một lý do dẫn tới BDD.
Nghiên cứu về mặt sinh học cho thấy – các yếu tố thần kinh cũng có thể là nguyên nhân. Chẳng hạn như sự thay đổi nồng độ hormone serotonin trong não hay bản thân có những trải nghiệm đau buồn trong cuộc sống – đều là nguyên nhân dẫn đến chứng mặc cảm ngoại hình.
Ai có nguy cơ mắc bệnh BDD nhiều nhất?
- Những người mắc hội chứng rối loạn ăn uống, chán ăn, sợ hãi tăng cân rất dễ mắc BDD. Ngoài ra, những người có vấn đề về đường tiêu hóa cũng có thể bị chứng mặc cảm ngoại hình. Nguyên nhân chính là do sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên.
- Thanh thiếu niên có nhiều khả năng mắc chứng mặc cảm ngoại hình nhất. Tuy nhiên, cũng có một sốt ít người trung niên cũng bị chứng mặc cảm ngoại hình.
- Bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh tâm thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Những người có tính cách kém linh hoạt, tránh xa khỏi những hoạt động xã hội. Điều này dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đến suy nghĩ, hành vi.
- Những ai khó kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, những nhân viên dinh dưỡng thường xuyên tiếp xúc với những người nặng cân.
- Những người có vấn đề về việc sử dụng thuốc, sử dụng chất gây nghiện.
- Bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những cô gái bị ADHD có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn ăn uống cao gấp 2,7 lần so với người bình thường.
- Thậm chí, một số bệnh có vẻ không liên quan đến chứng mặc cảm ngoại hình nhưng lại có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Chúng bao gồm bệnh tiểu đường, hội chứng ruột kích thích (IBS) và rối loạn tuyến giáp. Lý do chung là những bệnh này thường có xu hướng làm thay đổi trọng lượng cơ thể. Ngoài ra cũng thường xuyên yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống nghiêm ngặt và phù hợp.
Các phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị tự nhiên
1. Phương pháp trị liệu hành vi nhận thức
Chứng mặc cảm ngoại hình được coi là một rối loạn nghiêm trọng. Có nhiều người phải tự vật lộn với BDD để cố gắng phục hồi. Tuy nhiên, việc gặp bác sĩ trị liệu vẫn là điều tốt nhất dành cho bạn.
Tuy nhiên, chứng mặc cảm ngoại hình có thể cùng tồn tại với nhiều bệnh tâm thần khác. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tập trung vào trị liệu nhận thức. Phương pháp này tập trung vào:
- Giúp bạn giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực, điều chỉnh cảm xúc theo thời gian.
- Cung cấp cho bạn những hình ảnh tích cực, từ đó giúp thay đổi cách suy nghĩ của bạn.
- Cung cấp cho bạn các giải pháp để nâng cao tinh thần. Giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Việc xác định và điều trị nhận thức là bước điều trị vô cùng quan trọng để giúp giảm dần các
triệu chứng.
2. Nhận biết sớm về những triệu chứng
Khi bạn nhận ra người thân của mình có những ám ảnh về việc ăn uống, luyện tập thể dục – đó có thể là một trong các dấu hiệu ban đầu của chứng mặc cảm ngoại hình. Đồng thời, họ bắt đầu hình thành các quy định nghiêm ngặt về cân nặng. Vì vậy, bạn nên tìm cách ngăn chặn sớm để tránh mọi việc xấu đi.
Bạn nên nhận thức được các dấu hiệu của chứng mặc cảm ngoại hình thường xuất hiện trong những năm đầu tuổi thiếu niên. Đặc biệt là ảnh hưởng đến cả nam và nữ, nhưng đôi khi do những nguyên nhân khác nhau. Phụ nữ thường bị ám ảnh về cân nặng và các đặc điểm trên khuôn mặt của họ. Trong khi đó, đàn ông thường bị ám ảnh rằng cơ thể của họ quá nhỏ hoặc khối lượng cơ ít.
3. Phương pháp thiền giúp giảm căng thẳng
Sự căng thẳng và lo lắng cũng có thể dẫn tới chứng mặc cảm ngoại hình. Trong quá trình thiền giúp chúng ta thanh lọc tâm trí. Nhờ đó giúp cho suy nghĩ thêm phần tích cực, điều này rất quan trọng để ngăn ngừa sự lo lắng quá mức.
Ngoài ra, những cách hiệu quả khác để giảm bớt căng thẳng như:
- Làm những điều mới mẻ và sáng tạo mỗi ngày.
- Tham gia vào những cuộc nói chuyện trực tuyến hoặc trực tiếp.
- Thử tập Yoga hoặc những bài tập giúp kiểm soát suy nghĩ.
- Dành nhiều thời gian hoạt động dã ngoại hơn.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Lập cho mình những việc cần làm, điều này giúp bạn định hướng tốt hơn trong suy nghĩ. Ngoài ra giúp kiểm soát cảm xúc và hành vi tiêu cực.
- Thực hành cầu nguyện và các hình thức tâm linh khác để tăng thêm cho bạn sức khỏe về tinh thần.
4. Giữ chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng
Đối với những ai bị chứng mặc cảm ngoại hình thường do nguyên nhân liên quan đến trọng lượng cơ thể. Điều này dẫn tới họ có thể nhịn ăn hoặc ăn kiêng. Vì vậy, việc ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh là điều cần thiết.
Các chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp người bị BDD có những thực đơn cung cấp đủ lượng calo. Ngoài ra cũng giúp đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Mục tiêu duy trì lượng thức ăn bổ sung vào là giúp duy trì sức khỏe một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Phương pháp điều trị nhờ sự can thiệp của thuốc
Mặc dù vẫn chưa có loại thuốc nào hỗ trợ đặc trị chứng mặc cảm ngoại hình. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tâm thần khác – như thuốc trị trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng mang đến những hiệu quả tích cực. Một số thuốc được đề nghị như:
- Các thuốc có hoạt chất ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI): Vì chứng BDD được cho là có liên quan đến nồng độ Serotonin trong não. Những thuốc này giúp kiểm soát hàm lượng Serotonin, qua đó giúp giảm những suy nghĩ tiêu cực. Các nghiên cứu cho thấy SSRI có hiệu quả rõ rệt hơn một số thuốc khác. Vì SSRI là thuốc kê đơn nên bạn nên gặp dược sĩ của mình để biết thêm về cách sử dụng thuốc.
- Các loại thuốc khác: trong một số trường hợp khác, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc ngoài SSRI. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp và triệu chứng của riêng bạn.
Những điều giúp phòng tránh và đối phó với chứng mặc cảm ngoại hình
Nếu bạn đang giúp một người bạn hoặc thành viên trong gia đình của mình vượt qua BDD, hãy nhớ điều sau sẽ cực kỳ giúp ích cho bạn:
- Tránh đề cập và trêu chọc những bộ phận trên cơ thể.
- Nêu ra lợi ích của việc ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
- Giao tiếp thường xuyên hơn, giúp cho bệnh nhân được giãi bày những cảm xúc của mình. Điều này giúp giảm đi sự căng thẳng rất nhiều.
- Khuyến khích, vận động họ tham gia những hoạt động xã hội thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn cho họ các kỹ năng xã hội phù hợp và có ích.
- Bày tỏ sự kính trọng và yêu mến đối với những người bị mắc chứng mặc cảm ngoại hình.
- Công nhận những thành công của họ mà không phải do/ liên quan đến ngoại hình.
- Nếu trong gia đình, hãy tạo ra sự riêng tư, quý trọng những thành viên trong nhà.
Tổng hợp về chứng mặc cảm ngoại hình
Đã đến lúc chúng ta cùng tổng hợp lại những ý chính của bài viết, hy vọng những ý chính này sẽ giúp bạn tóm tắt và ghi nhớ những thông tin tốt hơn:
- Chứng mặc cảm ngoại hình (BDD) là một dạng ám ảnh tâm lý, lo lắng quá mức. Nguyên nhân thường là do sự mất cân đối về ngoại hình.
- Hội chứng thường dẫn tới sự tự cách ly với xã hội, rối loạn ăn uống, bệnh trầm cảm và sự lạm dụng các chất kích thích, thuốc.
- Các triệu chứng đặc trưng của BDD như: thường kiểm tra cân nặng thường xuyên, ăn kiêng không điều độ, phẫu thuật thẩm mỹ, thường tự cách ly mình khỏi xã hội và gặp nhiều khó khăn trong duy trì các mối quan hệ.
Những cách tốt nhất giúp điều trị chứng mặc cảm ngoại hình:
- Bám sát kế hoạch trị liệu của bạn, tìm hiểu về rối loạn của bạn.
- Giảm căng thẳng, chú ý đến các triệu chứng ban đầu.
- Thiền tĩnh tâm.
- Để ý đến tình trạng sức khỏe của mình nhiều hơn.
- Tương tác nhiều hơn với xã hội. Hãy nhận trợ giúp ngay khi bạn cần thiết.
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, bạn hãy tránh lạm dụng sử dụng thuốc và rượu quá nhiều.
- Hãy hoạt động thể chất và tập thể dục để giảm sự căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Điều này cũng giúp gia tăng sự tự tin của bạn.
Khi bạn có bất cứ dấu hiệu của chứng mặc cảm ngoại hình, hãy đến ngay bác sĩ của bạn để nhận được sự trợ giúp sớm nhất và tốt nhất cho bạn.
Tham khảo thêm tại :
https://draxe.com/health/body-dysmorphic-disorder/