Mục đích chính của việc ăn uống chánh niệm (Mindful eating) chính là định hướng phương pháp sử dụng thực phẩm cho bạn. Việc ăn uống chánh niệm không những giúp cho bạn biết cách lựa chọn được những thực phẩm lành mạnh, mà còn giúp giảm cân nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp này qua bài viết sau đây.
Phương pháp ăn uống chánh niệm đã được áp dụng để điều trị một loạt các vấn đề ăn uống. Từ cả những vấn đề tăng – giảm cân đến rối loạn ăn uống và mọi vấn đề liên quan khác.
Khi áp dụng việc ăn uống chánh niệm, bạn sẽ:
- Hiểu được thói quen ăn uống của chính mình.
- Ngoài ra, bạn cũng nhận thức được sự ảnh hưởng của cảm xúc mình lên việc ăn uống. Vì vậy, thay vì để cảm xúc chi phối quyết định ăn uống của mình, bạn hãy nên để tâm trí của mình đảm nhiệm vấn đề này. Điều này dẫn tới bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của mình.
- Đạt được hiệu quả giảm cân nhanh ngoài sự mong đợi.
A. Ăn Uống Chánh Niệm Là Gì?
Chánh niệm có nghĩa là tập trung vào thời điểm hiện tại, trong khi bình tĩnh thừa nhận và chấp nhận cảm xúc, suy nghĩ và cảm giác của bạn.
“Các nguyên lý của chánh niệm cũng áp dụng cho việc ăn uống chánh niệm, nhưng khái niệm về ăn uống chánh niệm vượt xa cá nhân. bạn ăn ảnh hưởng đến thế giới. Chúng tôi ăn cho sức khỏe toàn diện “, bác sĩ Cheung nói.
Về cơ bản, đó là cùng một khái niệm thúc đẩy sự phát triển của Hướng dẫn chế độ ăn uống của Hoa Kỳ năm 2015, lần đầu tiên, đã xem xét tính bền vững của cây lương thực cũng như lợi ích sức khỏe của thực phẩm.
Mặc dù lựa chọn thực phẩm chánh niệm lý tưởng tương tự như chế độ ăn uống Địa Trung Hải, tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc, hạt giống, quả hạch, và dầu thực vật. Ví dụ áp dụng kỹ thuật cho phô mai và khoai tây chiên, bằng cách thực hành ăn có ý thức, bạn có thể thưởng thức những loại thực phẩm này ít thường xuyên hơn.
Về bản chất, ăn uống chánh niệm có nghĩa là hoàn toàn chú ý đến thức ăn của bạn khi bạn mua, chuẩn bị, phục vụ và tiêu thụ nó. Tuy nhiên, việc áp dụng thực hành có thể mất nhiều hơn một vài điều chỉnh trong cách bạn tiếp cận bữa ăn và đồ ăn nhẹ.
Trong cuốn sách Thưởng thức: Ăn uống chánh niệm, Cuộc sống chánh niệm và trang web đồng hành, www.savorthebook.com, Tiến sĩ Cheung và đồng tác giả của cô, lãnh đạo tinh thần Phật giáo Thích Nhất Hạnh, đề xuất một số thực hành có thể giúp bạn đạt được điều đó, bao gồm cả những cách được liệt kê dưới đây:
- Bắt đầu với danh sách mua sắm của bạn. Xem xét giá trị sức khỏe của mỗi mặt hàng bạn thêm vào danh sách của bạn và tuân theo nó để tránh thúc đẩy mua hàng khi bạn mua sắm. Đổ đầy hầu hết các giỏ hàng của bạn vào khu vực sản xuất và tránh các lối đi trung tâm nặng nề với thực phẩm chế biến SỮA và khoai tây chiên và kẹo tại quầy thanh toán.
- Đến bàn với một món khai vị ngon miệng nhưng không phải khi đói bụng. Nếu bạn bỏ bữa, bạn có thể rất háo hức muốn lấy bất cứ thứ gì trong bụng đến mức ưu tiên hàng đầu của bạn là lấp đầy khoảng trống thay vì thưởng thức đồ ăn của bạn.
- Bắt đầu với một phần nhỏ. Nó có thể hữu ích để giới hạn kích thước của tấm của bạn xuống chín inch hoặc ít hơn.
- Đánh giá cao thực phẩm của bạn. Tạm dừng một hoặc hai phút trước khi bạn bắt đầu ăn để suy ngẫm mọi thứ và mọi người cần có để mang bữa ăn đến bàn của bạn. Âm thầm bày tỏ lòng biết ơn của bạn về cơ hội thưởng thức những món ăn ngon và những người bạn đồng hành cùng bạn thưởng thức.
- Mang tất cả các giác quan của bạn vào bữa ăn. Khi bạn đang nấu ăn, phục vụ và ăn thức ăn của bạn, hãy chú ý đến màu sắc, kết cấu, mùi thơm và thậm chí cả âm thanh của các loại thực phẩm khác nhau khi bạn chuẩn bị. Khi bạn nhai thức ăn, hãy thử xác định tất cả các thành phần, đặc biệt là gia vị.
- Cắn nhỏ. Thật dễ dàng để nếm thức ăn hoàn toàn khi miệng của bạn không đầy. Đặt dụng cụ ăn của bạn xuống trong lúc nhai.
- Nhai kỹ. Nhai kỹ cho đến khi bạn có thể nếm tinh túy của thức ăn. (Bạn có thể phải nhai mỗi lần 20 đến 40 lần, tùy thuộc vào thực phẩm.) Bạn có thể ngạc nhiên với tất cả các hương vị được phát hành.
- Ăn chậm. Nếu bạn làm theo lời khuyên ở trên, bạn sẽ không bỏ thức ăn xuống. Dành ít nhất năm phút để ăn uống chánh niệm trước khi bạn trò chuyện với bạn cùng bàn.
B. 5 Lợi Ích Của Việc Ăn Uống Chánh Niệm
Có một số người mỗi khi căng thẳng thì lại tìm cách giải tỏa bằng cách ăn uống, bởi vì họ ăn uống theo cảm xúc, thay vì vì chất dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng đến lượng calo cung cấp cho cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên dưới là những lợi ích của việc ăn uống có ý thức:
1. Giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn
Như đã đề cập trên, việc ăn uống chánh niệm không phải hoàn toàn là việc giảm cân. Điều quan trọng là bạn cần phải hiểu nhu cầu ăn thực sự của cơ thề mình. Đặc biệt là bạn cần phải từ bỏ việc ăn uống phụ thuộc nhiều vào cảm xúc.
Cho dù bạn đang cố giảm cân nhanh một cách không lành mạnh, bằng cách ăn uống không hợp lý, bạn sẽ dễ bị rơi vào trạng thái đói – no thất thường. Khi bạn ăn không theo ý thức, bạn không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết của cơ thể. Nguyên nhân đầu tiên chính là sự thiếu hụt các loại thực phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, một phần cũng là do không đáp ứng đủ nhu cầu calo của cơ thể. Điều này có thể do bạn ăn một khẩu phần ăn quá nhiều hoặc quá ít một cách thường xuyên. Vấn đề này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và các vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra, việc ăn uống không hợp lý cũng dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch là những bệnh phổ biến nhất của việc ăn quá nhiều. Trong khi đó, nếu ăn quá ít sẽ không cung cấp đủ calo cho cơ thể. Ngoài ra cũng có thể là sự thiếu hụt dinh dưỡng – có hại cho sức khỏe.
Nếu như bạn có ý định giảm cân thì ăn uống chánh niệm chính là điều cần cho bạn. Ngày nay, các chương trình ăn uống chánh niệm đang ngày càng được áp dụng nhiều vào việc giảm cân. Đơn giản là bởi vì nó giúp cho việc duy trì dinh dưỡng và hoạt động thể chất bình thường.

2. Giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng của bạn
Sự căng thẳng có thể làm hỏng các mục tiêu ăn uống của bạn. Hầu như mọi người đều dành sự yêu thích của mình cho việc ăn uống. Tuy nhiên, một số người không thể kiểm soát được nguồn thức ăn nạp vào của mình. Đó là một thói quen ăn uống không hề lành mạnh. Điều này có thể dẫn bạn đến sự căng thẳng về cân nặng cũng như ngoại hình.
Nguyên nhân của sự căng thẳng này đa phần đến từ việc ăn phụ thuộc quá nhiều vào cảm xúc. Chỉ cần loại bỏ thói quen xấu này bạn có thể dễ dàng kiểm soát cân nặng và sức khỏe của mình. Sự thay đổi nhận thức giúp bạn nhận ra rằng khi nào bạn cần ăn và khi nào không nên. Tất nhiên cũng giúp bạn tránh khỏi sự căng thẳng về ăn uống cũng như ngoại hình.
Sự căng thẳng kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Vì thế bạn nên thay đổi thói quen ăn uống của mình bằng cách ít ăn vặt lại và giảm lượng đường tiêu thụ lại. Bạn không nên nhượng bộ cho cảm xúc của mình nữa. Thay vào đó hãy có lý trí hơn trong việc ăn uống bằng cách ăn uống chánh niệm.
3. Giúp bạn thoải mái hơn trong việc ăn uống
Phương pháp ăn uống chánh niệm giúp bạn biết khi nào cần phải ăn nhờ những tín hiệu của cơ thể. Ngoài ra còn tạo cho bạn hài lòng hơn với việc ăn của mình mà không bị mất kiểm soát. Tuy nhiên, bạn phải để ý – khi chúng ta càng chú ý đến việc ăn, ta càng ăn ít hơn!
Giờ ta hãy thử làm ví dụ: khi bạn ăn một cái bánh vị socola rất ngon, bạn sẽ để ý rằng mình đã ăn được bao nhiêu miếng, mình đã ăn được bao nhiêu lâu. Và từ đó bạn sẽ biết là khi nào mình cần dừng lại, từ đó bạn sẽ dần hình thành thói quen ăn uống chánh niệm của mình.

4. Có thể thay thế cho một số chế độ ăn kiêng của bạn, hỗ trợ cho quá trình giảm cân của bạn
Việc ăn uống chánh niệm chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong giảm cân. Nhờ ăn có ý thức, bạn vẫn đảm bảo được lượng calo cũng như dinh dưỡng cần cho bản thân. Điều này là hoàn toàn rất tốt cho bạn, bạn có thể đảm bảo là mình ăn vừa đủ, không quá ít cũng như không quá nhiều.
Phương pháp ăn uống chánh niệm khác hoàn toàn so với chế độ ăn kiêng thuần. Đơn giản là bởi vì nó không bắt buộc bạn phải cắt bỏ những nhóm thực phẩm như chất béo. Thay vào đó giúp cho bạn cân bằng lượng thức ăn được nạp vào một cách hợp lý. Nhưng cũng đồng thời có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng dựa trên chế độ ăn hợp lý.
5. Giúp cho bạn kiểm soát và phòng ngừa tốt hơn những bệnh lý liên quan
Theo một số nghiên cứu nhất định, duy trì việc ăn uống chánh niệm giúp cho bạn phòng ngừa được nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó có một số bệnh đặc trưng như: tiểu đường, rối loạn tiêu hóa và nhiều hơn nữa. Theo kết quả của những nghiên cứu cho thấy ăn có ý thức giúp cải thiệt đáng kể sức khỏe của cơ thể, giúp giảm cân nhanh hơn đồng thời cũng kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở những bệnh nhân bị tiểu đường.
Nói cách khác, ăn uống chánh niệm giống như một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tự nhiên hoàn toàn miễn phí. Nhưng chỉ là khi bạn nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn có ý thức.
Các phương pháp tiếp cận dựa trên ăn uống chánh niệm cũng đang ngày càng phổ biến hơn. Theo các đánh giá của các chuyên gia, việc ăn uống chánh niệm mang lại kết quả tích cực hơn so với các chế độ ăn khác. Phương pháp này giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào, làm chủ được quá trình giảm cân nhanh hiệu quả của mình. Đồng thời cũng giúp làm thay đổi thói quen ăn uống theo hướng lành mạnh hơn. Đặc biệt hơn nữa giúp làm cho bạn từ bỏ việc ăn uống dựa trên cảm xúc của mình.
C. Phân Biệt Cơn Đói Thực Sự Và Cơn Đói Do Cảm Xúc Chi Phối
1. Bạn đang ăn uống chánh niệm hay ăn theo cảm xúc?
a. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn uống theo chánh niệm (ăn khi đói thực sự)
- Biết được bản thân thật sự cần bổ sung thực phẩm gì. Bạn cần ăn với khối lượng bao nhiêu.
- Phân biệt được tín hiệu đói và no của cơ thể để đánh giá thời điểm ăn. Mục tiêu của bạn là giúp cung cấp dinh dưỡng và đáp ứng được nhu cầu đói cho cơ thể.
- Khi bạn cảm thấy mình thực sự đói. Những tín hiệu của cơ thể như sự co thắt dạ dày và mệt mỏi. Khi này bạn cần bổ sung nguồn thức ăn ngay lập tức.
- Bạn thưởng thức món ăn một cách vui vẻ và cảm nhận, thưởng thức nó. Tuyệt nhiên, bạn không cảm thấy bực bội hoặc căng thẳng khi ăn.
- Đưa ra lựa chọn dựa trên cả mức độ đói và sở thích ăn uống của mình.
- Bạn chú ý đến quá trình ăn uống của bạn thân.
- Nhận thức được sự thèm ăn của mình là do sự chi phối của cảm xúc.
- Bạn biết kiểm soát và lựa chọn những nguồn thực phẩm cần thiết cho bản thân. Ngoài ra thay đổi khẩu phần ăn của mình phù hợp với tình trạng cơ thể.

b. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn theo cảm xúc
Ăn uống phụ thuộc vào cảm xúc về cơ bản đối lập với ăn có ý thức. Điều này thường dẫn tới sự căng thẳng kéo dài cho chúng ta. Những dấu hiệu thường gặp là:
- Bạn ăn khi cảm xúc của mình thay đổi chứ không phải do cơn đói thực sự.
- Tiếp tục ăn dù bạn biết mình đã cảm thấy no.
- Bạn xem việc ăn như là một phản xạ không điều kiện, thói quen.
- Khi ăn bạn thường không để ý đến chuyện ăn uống của mình. Thường là do chi phối bởi ngoại cảnh xung quanh.
- Bạn thường xuyên ăn vặt thay vì tập trung ăn các bữa chính trong ngày.
- Không để ý đến khối lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
- Bạn cảm thấy bữa ăn của mình không “thật”. Điều này có nghĩa là ngay sau khi ăn xong bản thân lại có cảm giác như chưa ăn. Việc này dẫn tới bạn lại tiếp tục ăn cho dù khi này cơ thể của bạn đã đủ no.
- Cuối cùng, bạn không thể nào kiểm soát được nguồn thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cảm thấy căng thẳng khi lựa chọn thực phẩm. Điều này diễn ra trong thời gian dài có thể khiến cho bạn khó hình thành thói quen ăn uống.
2. Sự khác nhau cơ bản giữa cơn đói thực sự và cơn đói do cảm xúc
Để giải quyết vấn đề này, mình có một mẹo dành cho các bạn. Đó là mỗi khi bạn cảm thấy cần phải ăn, bạn hãy tự hỏi bản thân bạn có đói không? Bạn có thật sự cần phải ăn vào ngay lúc này không?
Đây có thể là câu hỏi rất dễ, nhưng đôi khi cũng thật khó cho bạn để trả lời! Vậy, làm sao để bạn nhận biết là khi nào chúng ta cần phải ăn? Dưới đây là những dấu hiệu khác nhau giữa sự đói thật sự và đói do cảm xúc. Bạn nên nhớ rằng, cơn đói thực sự tăng dần theo thời gian. Trong khi đó, đói do cảm xúc thường có xu hướng xuất hiện đột ngột.
a. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang trải qua cơn đói thật sự
- Sự co thắt dạ dày.
- Bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng.
- Bữa ăn gần nhất của bạn đã là từ 4-5 tiếng trước.
- Mỗi ngày có một khoảng thời gian mà lúc này bản cảm thấy đói. (Đương nhiên là bạn phải duy trì thói quen ăn uống đều đặn).
- Bạn có một thực đơn đa dạng. Vì đôi khi nhìn thấy những món ăn mới lạ, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn. Rất có thể là vào lúc này bạn không hoàn toàn cảm thấy đói. Bạn chỉ muốn ăn vì muốn trải nghiệm vị giác mới lạ. Việc có một thực đơn đa dạng giúp bạn tránh rơi vào những tình huống như vầy.

b. Các dấu hiệu cho thấy cơn đói của bạn đang bị chi phối bởi cảm xúc
- Khi bạn cảm thấy buồn chán hoặc căng thẳng. Lúc này, bạn tìm đến việc ăn uống chỉ như là một phương pháp giải quyết vấn đề của bạn.
- Bạn cảm thấy mình cần phải ăn sau khi học tập hoặc làm việc. Mặc dù trong khoảng thời gian này chưa đến bữa ăn chính của bạn.
- Việc tham gia vào một bữa ăn với mục đích chính của bạn là làm quen thêm các mối quan hệ, mặc dù bạn không hề cảm giác thấy đói.
- Một cảm giác bật chợt hoặc bạn cảm giác cần phải ăn mặc dù bản thân không cảm thấy đói.
- Bạn mong muốn ăn thêm mặc dù mới hoàn thành xong bữa ăn của mình.
- Thực đơn của bạn không đa dạng. Điều này dẫn tới khi bắt gặp những món mới bạn ngay lập tức thèm ăn. (Mặc dù không cảm thấy đói). Ngoài ra, cũng có thể do thực đơn của bạn cung cấp không đủ lượng calo cần thiết. Điều này có thể dẫn tới bạn có thói quen ăn uống không khoa học theo thời gian.
- Bạn cực kỳ thích một món ăn và nhu cầu muốn ăn món đó trong ngày cao. (Đặc biệt là những loại có chứa nhiều đường, chất béo, socola, kem,..).

D. 11 Bí Quyết Giúp Bạn Thực Hành Phương Pháp Ăn Uống Chánh Niệm Hiệu Quả
1. Giảm bớt căng thẳng và hiểu nhiều hơn về cảm xúc của mình
Để thực hành tốt việc ăn uống chánh niệm, bạn cần phải giảm bớt sự căng thẳng trong ăn uống của mình. Ngoài ra, bạn cũng phải để ý nhiều hơn nữa cảm xúc của bản thân. Bạn có thể kiểm soát vấn đề tốt hơn bằng nhiều cách khác nhau như tập thể dục, thiền… Những phương pháp này sẽ giúp cho bạn thư giãn rất tốt. Bạn cũng nên ưu tiên sắp xếp thêm cho mình những khoảng thời gian thích hợp để thư giãn. Hãy nhớ rằng sự căng thẳng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực ăn có ý thức của bạn.
2. Sở hữu một sổ thực phẩm của riêng bạn
Nhờ có cuốn sổ, bạn có thể lưu giữ lại những lựa chọn thực phẩm cần cho mình. Ngoài ra, nó cũng giúp lưu lại mỗi khi thay đổi cảm xúc bạn cần thực phẩm nào. Bạn hãy lưu lại thật nhiều thông tin về các loại thực phẩm mà bản thân cảm thấy cần thiết. Bạn có thể lưu lại những gì mình thích, những gì mình không thích, bổ sung càng nhiều càng tốt. Thậm chí bạn cũng có thể lưu lại những giấc ngủ của mình. Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc tại sao lại cần lưu lại thời gian ngủ? Đơn giản là chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều lên cảm xúc. Vì vậy lưu lại giấc ngủ giúp cho bạn theo dõi cảm xúc mình tốt hơn, tránh sự căng thẳng.

3. Nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc ăn
Lần gần nhất bạn cảm thấy mình bị xao lãng trong việc ăn là khi nào? Đó có phải là trong lúc bạn vừa ăn vừa xem TV? Bạn nên chú trọng hơn vào việc ăn uống của mình. Từ những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp bạn hình thành thói quen ăn có ý thức, khoa học, tốt cho sức khỏe.
4. Trước khi bạn muốn ăn, hãy tự chất vấn bản thân về nhu cầu của mình
Đôi khi bạn cảm thấy thèm ăn chỉ vì bạn nhìn thấy một ai đó đang ăn. Ngoài ra cũng có thể do bạn nhìn thấy một món bạn chưa ăn bao giờ. Việc này rõ ràng là không cần thiết nếu như bạn không đói. Vì vậy bạn nên làm chủ nhu cầu về việc ăn uống của mình. Ngoài ra, điều này đặc biệt là không nên, nhất là khi bạn muốn giảm cân nhanh chóng.
5. Tạo cho mình một thói quen để tận hưởng, thu hút các giác quan của mình vào bữa ăn
Bạn có thể ngửi mùi thức ăn, quan sát màu sắc, cách bài trí của món ăn. Khi thưởng thức bạn nên dành thời gian nhai kỹ để thấm được mùi vị của món ăn. Nhiều điều tưởng chừng như nhỏ nhoi đó nhưng có thể giúp bạn ăn ngon miệng hơn rất nhiều. Ngoài ra, chúng còn giúp cho việc ăn uống của bạn thêm phần dễ chịu, giảm bớt được căng thẳng.
6. Khi ăn, bạn hãy tập trung vào việc ăn
Trong khi ăn, bạn hãy hạn chế tối đa những hoạt động khác xung quanh. Khi ăn, bạn chỉ cần ăn mà thôi.
7. Ăn chậm – nhai kỹ
Việc ăn chậm – nhai kỹ giúp cho bạn ăn hấp thu được tốt nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm. Thời gian được khuyên cho một bữa ăn tốt là từ 15 đến 20 phút. Việc này không những tốt cho việc hấp thu mà còn đảm bảo bạn đã no sau khi ăn xong.

8. Để ý nhiều hơn đến cách ăn của mình
Điều này bao gồm tốc độ và thái độ khi ăn của bạn. Khi ăn, bạn hãy để ý đến từng cử chỉ nhỏ trong cách ăn của mình. Hạn chế việc ăn nhanh quá vội vàng, điều này rất có hại cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bạn.
9. Bạn nên thiết lập thói quan ăn uống của mình phù hợp với thời gian
Có thể đôi lúc bạn ăn tự động ăn trong một khoảng thời gian trong ngày. Nhưng tại thời điểm đó bạn lại không cảm thấy đói. Ví dụ, có thể mỗi tối khoảng 9 giờ tối bạn lại vừa ăn nhẹ vừa xem TV trong khi không cần thiết. Lúc này bạn nên tự lập lại câu hỏi “mình có thật sự cần phải ăn vào lúc này không?”. Vì việc này thật sự ảnh hưởng rất nhiều lên mục tiêu giảm cân nhanh của bạn.
10. Thoải mái trong sự “không thoái mái”
Hãy nhớ rằng: bạn luôn có quyền kiểm soát những cơn thèm ăn của mình. Bạn có thể tìm cách khác để giải tỏa cho việc căng thẳng mà không phải là việc ăn không cần thiết. Bạn có thể không nhất thiết là cứ phải ăn khi cai thuốc. Những lúc này bạn nên làm chủ suy nghĩ của mình, đó là một cách tốt giúp cho bạn kiểm soát việc ăn có ý thức. Ngoài ra cũng giúp cho quá trình giảm cân nhanh của bạn thêm phần hiệu quả.
11. Luyện tập sự kiên nhẫn
Bị phán xét, phê phán quá nhiều có thể làm cho bạn căng thẳng, khó kiểm soát cảm xúc. Điều này có thể khiến cho bạn ăn mà thật sự không cần thiết. Bạn nên cần kiên nhẫn và từ bỏ những lời nói tiêu cực đó. Mục tiêu thật sự của bạn là biết cách ăn có ý thức và ngày càng hoàn thiện hơn. Học được cách có ý thức sẽ tốn của bạn rất nhiều nỗ lực và thời gian. Tuy nhiên, điều này là vô cùng đáng giá cho bạn!
Tóm Tắt
Ăn uống chánh niệm là một công cụ mạnh mẽ để lấy lại quyền kiểm soát việc ăn uống của bạn.
Nếu chế độ ăn kiêng bạn đang áp dụng không thực sự hiệu quả, phương pháp này đáng để xem xét nếu bạn muốn tăng hiệu quả giảm cân, cũng như hướng đến một thói quen ăn uống lành mạnh.
Nguồn tham khảo:
1. Health.havard.edu:
2. Draxe.com: