Hội Chứng Chuyển Hoá: Chế Độ Ăn Và Kế Hoạch Điều Trị Tự Nhiên Đã Được Khoa Học Chứng Minh

Mục lục

Hội chứng chuyển hoá gây ảnh huởng đến hơn 40% người trên 60 tuổi. Đây không chỉ đơn giản là sự trì hoãn hoặc ngưng hoạt động chuyển hoá. Hội chứng này bao gồm rối loạn nhiều hơn 3 vấn đề sức khoẻ. Chúng bao gồm béo bụng, tăng đường huyết, tăng triglyceride, tăng huyết áp hoặc nồng độ HDL thấp. (HDL là cholesterol “tốt”).

Hội chứng chuyển hoá
Nguồn: Mayo Clinic.com & Metabolicsyndromecanada.ca

 

A. Tổng Quan Về Hội Chứng Chuyển Hoá?

Hội chứng chuyển hoá còn được gọi là “dysmetabolic syndrome” hay “syndrome X”, bệnh lý chuyển hoá hoặc hội chứng đề kháng insulin. Như vậy, thế nào mới chính xác là cách hiểu đúng?

1. Hội chứng chuyển hoá là gì?

Đây thực chất là cách gọi bao gồm nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm:

  • béo phì
  • tăng triglyceride
  • tăng đường huyết
  • tăng huyết áp
  • giảm nồng độ HDL cholesterol.

Một người được xem là mắc hội chứng chuyển hoá nếu họ có từ 3 rối loạn trên trở lên.

Hoạt động cơ thể có thể rối loạn nghiêm trọng khi bạn có hội chứng chuyển hoá. Hội chứng này cũng có thể làm tăng nguy cơ những bệnh lý trầm trọng. Chúng bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường. Đây đều là những tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không kiểm soát tốt.

Khoảng 85% người bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng đồng thời mắc hội chứng chuyển hoá. Họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 15% so với người bệnh tiểu đường đơn thuần. Một số phương pháp điều trị tiểu đường tự nhiên cũng có tác dụng đối với hội chứng chuyển hoá.

2. Các triệu chứng thường gặp

Tuy đáng sợ nhưng không thể phủ nhận sự thật rằng đa số triệu chứng của chúng đều thầm lặng. Những rối loạn trong hội chứng chuyển hóa thường bắt đầu không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, có một triệu chứng khá đặc trưng và dễ xuất hiện trong bệnh lý. Đó chính là số đo vòng eo. Chỉ số thường gặp ở nam là trên 101cm và ở nữ là trên 89cm. Nên chú ý nếu vòng eo của bạn có số đo lớn hơn ở hông. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.

a. Chỉ số đường huyết lúc đói cao

Nếu có chỉ số đường huyết rất cao, có thể bạn sẽ những triệu chứng như trong đái tháo đường. Chúng bao gồm khát nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi và giảm thị lực. Chỉ số đường huyết lúc đói bình thường là dưới 100mg/dL. Người có chỉ số nằm trong khoảng 100-125 mg/dL được xem là bị tiền đái tháo đường. Con số trên 126 mg/dL gợi ý nhiều hơn rằng bạn đã mắc bệnh lý đái tháo đường. Do đó, chỉ số đường huyết trên 100 mg/dL cũng là yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá. Dù bất kể nguyên nhân là gì, đây cũng là con số gợi ý tăng khả năng mắc bệnh.

b. Tăng huyết áp

Đây cũng là triệu chứng thường gặp trong hội chứng chuyển hoá. Tuy nhiên, huyết áp có thể bị bỏ qua vì không phải lúc nào chúng cũng gây ra triệu chứng. Chúng vẫn thường được biết đến với cái tên “kẻ giết người thầm lặng”, kể cả trong bệnh này. Chỉ số huyết áp tâm thu/tâm trương từ 130/85 trở lên được xem là yếu tố nguy cơ.

c. Triglycerides máu cao

Một dấu hiệu gợi ý khác trong hội chứng chuyển hoá là nồng độ triglycerides máu. Đây chính là sản phẩm của quá trình chuyển hoá chất béo từ calories dư thừa trong ăn uống. Nồng độ triglycerides từ 150 mg/dL trở lên được xem là yếu tố nguy cơ trong hội chứng chuyển hoá. Sự gia tăng triglycerides có ý nghĩa là yếu tố nguy cơ bất kể nguyên nhân, kể cả do thuốc.

d. HDL Cholesterol thấp

HDL được xem là cholesterol tốt vì chúng có chức năng loại bỏ cholesterol tích trữ trong động mạch. Chúng cũng là yếu tố nguy cơ trong hội chứng chuyển hoá nếu có nồng độ quá thấp. Chỉ số được xem là thấp nếu dưới 40 mg/dL ở nam và dưới 50mg/dL ở nữ. Người sử dụng thuốc để điều trị HDL thấp cũng được xem là có yếu tố nguy cơ.

Hội chứng chuyển hoá được chẩn đoán dựa vào xét nghiệm lâm sàng lẫn cận lâm sàng-công thức máu. Hãy tìm gặp bác sĩ của bạn để xác định chứ đừng tự dựa vào ”bác sĩ google” nhé!

3. Nguyên nhân

Hai nguyên nhân chính gây hội chứng chuyển hoá là béo phì và lười vận động.

Nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra khả năng giảm 29% nguy cơ mắc bệnh ở người thường luyện tập. Người luyện tập aerobic được ghi nhận về khả năng giảm thiếu 25% nguy cơ mắc bệnh. Hội chứng chuyển hoá là bệnh lý chuyển hoá liên quan trực tiếp với sự đề kháng insulin. Tình trạng này thường gặp hơn ở người béo phì và có lối sống thụ động.

a. Sự đề kháng insulin là gì?

Trước tiên, cần hiểu rõ về hoạt động của hệ tiêu hoá. Thức ăn có đường khi vào cơ thể sẽ được hấp thụ và chuyển hoá thành glucose. Sau đó, enzyme insulin có chức năng vận chuyển glucose vào trong tế bào để chúng tạo năng lượng. Có thể hiểu insulin có tác dụng như một đơn vị vận chuyển đường. Tế bào của người bị đề kháng insulin không đáp ứng với insulin, do đó không sử dụng đường được. Chính vì lí do này mà nồng độ đường sẽ ngày càng tăng trong máu. Trong khi những tế bào của người bệnh thì bị thiếu nguồn năng lượng quan trọng này.

Cũng như một cỗ máy, sẽ đến lúc cơ thể “kiệt sức” trước nỗ lực sản sinh insulin quá nhiều này. Sẽ đến một lúc chúng giảm sản xuất insulin để duy trì đường huyết. Khi đến mức độ này, nguời bệnh được xem là đã mắc bệnh tiểu đường. Khoảng 85% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng đồng mắc hội chứng chuyển hoá. Do đó, có thể dễ hiểu rằng bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị hội chứng chuyển hoá cao hơn người bình thường đáng kể.

b. Một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát

  • Tuổi. Nguy cơ mắc hội chứng này tăng dần theo tuổi. 40% bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hoá có tuổi trên 60.
  • Chủng tộc. Người Châu Á, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được ghi nhân về nguy cơ mắc cao hơn.
  • Tiền căn gia đình bệnh tiểu đường. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có một thành viên trong gia đình bạn mắc đái tháo đường tuýp 2, hoặc chính bạn đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Bệnh lý khác. Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá cũng cao hơn đối với người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra bệnh buồng trứng đa nang và gan nhiễm mỡ không do rượu cũng là yếu tố nguy cơ. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra thêm vài tình trạng cũng được cho là yếu tố nguy cơ. Chúng bao gồm sỏi túi mật và những rối loạn hô hấp như khó thở khi ngủ.

4. Khái quát về điều trị

a. Cách điều trị hội chứng chuyển hoá tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh

Chúng ta cần duy trì cân nặng thích hợp, luyện tập thường xuyên và có chế độ ăn hợp lí. Khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào thực vật và hạn chế những món ăn chuyển hoá chết(1). Giảm 3-5% cân nặng có khả năng:

  • Làm giảm triglycerides(2), đường huyết và nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
  • Giảm đáng kể cân nặng cũng hỗ trợ giảm huyết áp, giảm LDL và tăng HDL (LDL là cholesterol xấu còn HDL là cholesterol tốt).

Điều may mắn là hiện nay, khoa học đã tìm ra được phương pháp hỗ trợ cải thiện quá trình chuyển hoá dựa vào chế độ ăn và điều trị.

b. Nếu việc thay đổi lối sống đơn thuần không mang lại hiệu quả

Bác sĩ của bạn có thể sẽ cho bổ sung dược phẩm để điều trị cũng như kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý của bạn. Chúng bao gồm tình trạng tăng huyết áp, triglycerides, đường huyết và nồng độ HDL thấp.

  • Mục tiêu điều trị chính trong hội chứng chuyển hoá là giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
  • Mục tiêu thứ 2 là phòng ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 đối với người chưa bị.

B. Chế Độ Ăn Trong Hội Chứng Chuyển Hoá

6 nhóm thực phẩm nên tránh

a. Thực phẩm chế biến sẵn

Nên hạn chế tối đa những loại thức ăn này. Chúng bao gồm thực phẩm đóng gói, đóng hộp hoặc đông lạnh. Hàm lượng dinh dưỡng thường không còn nguyên vẹn sau khi qua nhiều bước chế biến. Các loại thực phẩm này còn chứa nhiều hương liệu và chất bảo quản không tốt cho sức khoẻ.

Một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra hậu quả của việc tiêu thụ nhiều thực phẩm này. Chúng làm tăng nguy cơ gây hội chứng chuyển hoá ở người lớn lẫn trẻ em. Các nhà khoa học ở Brazil cũng nhận thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thức ăn chế biến sẵn(3) và hội chứng này ở thanh, thiếu niên.

Nên hạn chế tối đa các loại thức ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ gây hội chứng chuyển hoá ở người lớn lẫn trẻ em

b. Chất tạo ngọt nhân tạo

Thực phẩm này đã được chứng minh về việc làm tăng nguy cơ tiểu đường và hội chứng chuyển hoá. Chúng bao gồm chất tạo ngọt nhân tạo quen thuộc như Splenda, aspartame, sucralose và saccharin. Đã có nhiều bằng chứng về nguy cơ gây tăng cân lẫn rối loạn chuyển hoá từ chúng. Chất tạo ngọt nhân tạo(4) còn là yếu tố nguy cơ gây bệnh lý tim mạch và tiểu đường.

c. Soda kiêng

Thức uống này có chứa chất tạo ngọt nhân tạo lẫn nhiều thành phần không tốt khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan của thức uống này và hội chứng chuyển hoá. Tiêu thụ nhiều soda kiêng cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2. Một nghiên cứu năm 2009 đã tìm hiểu mối liên quan của 2 bệnh lý này và soda kiêng. Kết quả cho thấy thức uống này làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc 2 bệnh trên. Con số lên đến 36% đối với hội chứng chuyển hoá và 67% đối với tiểu đường tuýp 2.

d. Chất béo không bão hoà

Đây là loại chất béo thường có trong dầu, mỡ đã được hydro hoá. Chúng có nhiều trong magarine, bánh quy, bánh xốp, kem café,… Chất béo này làm gia tăng hàm lượng LDL và tryglycerides. Đây đều là những chất có hại cho hệ tim mạch và quá trình chuyển hoá.

Chất béo không bão hoà có nhiều trong magarine và các loại bánh ngọt
Chất béo bão hoà làm gia tăng hàm lượng LDL và tryglycerides. Đây đều là những chất có hại cho hệ tim mạch và quá trình chuyển hoá.

e. Đường nguyên chất

Tiêu thụ nhiều đường có thể dễ dàng làm tăng đường huyết và góp phần gây đề kháng insulin. Đây chính là tiền đề của bệnh lý tiểu đường và hội chứng chuyển hoá. Đường được dùng trong thức uống cũng là thủ phạm chính có hại cho cơ thể.

Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa đường và hội chứng chuyển hoá được thực hiện tại Hàn Quốc. Đây chính là nơi có số lượng bệnh nhân mắc bệnh lý này khá cao trên thế giới. Kết quả cho thấy người tiêu thụ càng nhiều đường càng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đường có thể đến từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, kể cả cơm trắng.

"Tiêu

f. Thức uống có cồn

Tiêu thụ cồn vừa đủ hằng ngày là có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tiêu thụ quá giới hạn cho phép của cơ thể là nguy cơ gây hội chứng chuyển hoá. Điều này nằm ở khả năng làm tăng huyết áp và triglycerides. Cồn cũng làm tăng calories trong mỗi bữa ăn, từ đó làm tăng cân. Cần lưu ý rằng tiêu thụ vừa đủ cồn hằng ngày lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Việc tiêu thụ cồn vừa đủ thậm chí còn hỗ trợ giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá.

Giới hạn cồn:

Của đàn ông là 2 lần, của phụ nữ là 1 lần đối với thức uống sau:

  • 354ml bia
  • 148ml rượu vang
  • 44ml ml rượu mạnh.

5 nhóm thực phẩm nên lựa chọn

Những thực phẩm tự nhiên, chất lượng luôn là sự lựa chọn tối ưu trong điều trị hội chứng này. Dưới đây là những thực phẩm dễ tìm nhưng lại có tác dụng chữa lành hiệu quả.

a. Cá và thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 được tìm thấy nhiều ở cá biển, đặc biệt là vùng biển lạnh. Chất này có chức năng điều hoà nhịp tim, huyết áp và giảm nguy cơ tạo cục máu đông. Omega-3 còn được đánh giá là có hiệu quả trong việc giảm phản ứng viêm. Điều này đóng vai trò bảo vệ cơ thể quan trọng khỏi bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Thực phẩm giàu Omega-3 cũng hỗ trợ giảm triglycerides và LDL máu. Ngoài cá biển, Omega-3 còn chứa nhiều trong hạt óc chó, cây lanh, đậu nành và bò ăn cỏ.

Omega-3 được tìm thấy nhiều trong cá biển
Omega 3 có chức năng điều hoà nhịp tim, huyết áp và giảm nguy cơ tạo cục máu đông

b. Rau củ

Rau củ màu xanh lá đậm có thể giúp cơ thể chống chọi bệnh tật và kháng viêm hiệu quả. Chúng bao gồm rau chân vịt, quả bơ, bông cải xanh, bắp cải và cà rốt. Đây đều là những thực phẩm quen thuộc mà bạn tiêu thụ hằng ngày. Những loại rau củ này chứa nhiều chất chống oxi hoá và dưỡng chất thực vật “phytonutrients” giúp kháng viêm và ngăn ngừa bệnh tật.

Bơ – “siêu thực phẩm” cũng rất có hiệu quả trong việc giảm hội chứng chuyển hoá ở người lớn vì giúp tăng sức khoẻ đường ruột.(1)

Hãy lựa chọn những rau củ đủ màu sắc để thêm vào bữa ăn hằng ngày: Màu đỏ có thể đến từ cà rốt, ớt chuông, màu vàng đến từ bí ngô hoặc bí ngòi, và quan trọng hơn hết, màu xanh đến từ những thực phẩm kể trên. Có như vậy thì bạn sẽ không sợ thiếu vi chất trong nhiều loại rau củ. Điều này còn cho chúng ta cảm giác thú vị khi thưởng thức.

Rau xanh có tác dụng hỗ trợ kháng viêm hiệu quả
Rau củ màu xanh lá đậm có thể giúp cơ thể chống chọi bệnh tật và kháng viêm hiệu quả

c. Trái cây

Cũng như rau củ, một số trái cây không chỉ mang hương vị hấp dẫn mà còn giúp trị bệnh. Bạn có thể lựa chọn táo, chuối, cam, lê hoặc mận. Chúng đều là những loại trái cây dễ tìm nhưng lại có thể giúp cải thiện hội chứng chuyển hoá. Ăn vừa đủ trái cây mỗi ngày là thói quen rất tốt cho sức khoẻ. Không nên lạm dụng và ăn trái cây quá mức vì chúng cũng là nguồn chứa dồi dào của đường.

Lựu và hạt lựu đã được chứng minh vai trò trong cải thiện hội chứng chuyển hoá. Một nghiên cứu đã được công bố trên Food & Nutrition về chủ đề này. Kết quả cho thấy ảnh hưởng quan trọng của lựa đỏ trong quá trình chuyển hoá. Chúng làm tăng độ nhạy của thụ thể insulin, ức chế alpha-glucosidae và tác động lên chất vận chuyển glucose. Lựu đỏ còn giúp giảm cholesterol toàn phần, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Qua đó mà cơ chế kháng viêm của chúng cũng được làm rõ, liên quan đến nhiều quá trình bao gồm điều hoà thụ thể kích thích bởi sự tăng sinh của peroxisome. Tất cả những chức năng trên đều giải thích được chức năng của lựu đỏ trong hội chứng chuyển hoá.

Trái cây còn có tác dụng hỗ trợ trị bệnh
Không nên lạm dụng và ăn trái cây quá mức vì chúng cũng là nguồn chứa dồi dào của đường

d. Đậu

Có nhiều loại đậu không kém phần thơm ngon nhưng vẫn vô cùng giàu dinh dưỡng. Chúng bao gồm đậu que, đậu đũa, đậu xanh, đậu đỏ,… Đặc biệt với vô vàn cách chế biến, đậu đã từ lâu là món ăn quen thuộc trong nền ẩm thực Việt. Đây là loại thực phẩm lí tưởng để ổn định đường huyết và duy trì vòng eo thon gọn.

Một nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra tác dụng của đậu trên hội chứng chuyển hoá. 2027 người tham gia đã thực hiện hệ thống gồm 48 câu hỏi liên quan. Kết quả cho thấy “all Mets components” ít hơn với người có thói quen ăn đậu thường xuyên.

e. Ngũ cốc nguyên chất

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ này bao gồm ngũ cốc và gạo nâu. Chúng vừa mang đến nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, vừa giúp chúng ta duy trì vòng eo thon thả, cân đối. Ngũ cốc nguyên chất đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn điều trị hội chứng chuyển hoá.

Nên ưu tiên tiêu thụ tinh bột từ ngũ cốc nguyên chất
Ngũ cốc nguyên chất đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn điều trị hội chứng chuyển hoá

4 thực phẩm bổ sung ưu tiên dùng

a. Nhân sâm, khổ qua và Berberine

Một nghiên cứu năm 2009 đã chỉ ra chức năng của những thực phẩm này trong hội chứng chuyển hoá. Đây là những phương thuốc phổ biến trong Đông Y, kể cả trong điều trị nhiều bệnh lý khác. Chúng hỗ trợ điều hoà chuyển hoá đường và chất béo. Từ đó mà chúng giúp chúng ta kiểm soát cân nặng vô cùng chặt chẽ.

b. Hương nhu tía (Holy basil)

Nghiên cứu về tác dụng của thực phẩm này trên hội chứng chuyển hoá được thực hiện tại Ấn Độ. Các nhà khoa học đã nhận thấy tác động tích cực lên đường huyết và cholesterol của chúng. Điều này cho thấy việc bổ sung thực phẩm này cũng là một lựa chọn an toàn, hiệu quả. Hương nhu tía giúp kiểm soát bệnh lý tiểu đường và biến chứng từ chúng như hội chứng chuyển hoá.

c. Tảo xoắn (Spirulina)

Tảo xoắn chứa nhiều phycocain- chất đã được chứng minh rằng có khả năng làm giảm huyết áp hiệu quả. Các nhà khoa học tại Nhật cũng chứng minh được tảo xoắn còn có khả năng đảo ngược sự suy giảm chứng năng của tế bào nội mô- tình trạng gặp trong hội chứng chuyển hoá.

d. Rễ cây maca

Rễ cây maca làm tăng nồng độ glutathione trong cơ thể. Đây là chất hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống chọi bệnh tật. Chúng còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát hàm lượng cholesterol máu. Glutathione còn giúp điều hoà đường huyết. Chính tác dụng này đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong tiểu đường và hội chứng chuyển hoá.

C. 4 Phương Pháp Giúp Điều Trị Hội Chứng Chuyển Hoá Tự Nhiên, Không Dùng Thuốc

1. Sử dụng tinh dầu

Ba loại tinh dầu nổi tiếng với chức năng hỗ trợ giảm cân là tinh dầu bưởi, quế và gừng. Tinh dầu bưởi có tác dụng kích hoạt enzyme phân giải mỡ. Do đó mà chúng thực sự có thể hỗ trợ giảm cân trực tiếp. Dầu quế thì lại có tác dụng điều hoà đường huyết và nồng độ GTF. GTF là glucose tolerance factor, chúng kiểm soát khả năng dung nạp đường của cơ thể. Do đó, tinh dầu quế là sự lựa chọn lí tưởng cho người mắc bệnh đái tháo đường. Tinh dầu gừng ức chế cảm giác thèm ngọt và phản ứng viêm trong cơ thể. Chính nhờ khả năng này mà tinh dầu gừng hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ hoạt động tiêu hoá cũng như quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

2. Luyện tập các bài đốt mỡ

Loại bỏ mỡ bụng chính xác là mục tiêu luyện tập trong hội chứng chuyển hoá. Phương pháp tập luyện đốt mỡ cho phép cơ thể trở thành một cỗ máy đốt năng lượng. Thực hiện bài tập này bao gồm luyện tập 90-100% năng suất trong 30-60 giây. Sau đó thực hiện châm lại hoặc nghỉ ngơi trong 30-60 giây. Lặp lại chu kỳ trên nhiều lần và bạn sẽ sớm nhận thấy hiệu quả vượt trội của chúng!

Nếu bạn vẫn luôn luyện tập cật lực cardio mà vẫn không thấy hiệu quả, điều này có thể là do loại hình luyện tập này làm giảm nồng độ testosterone và tăng cortisol trong cơ thể. Cortisol chính là hormone của stress. Chúng kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ dự trữ mỡ. Cortisol còn ức chế sự hồi phục của cơ thể sau luyện tập. Do đó, luyện tập cardio không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cho dù có thực hiện đúng.

Nếu nhận thấy luyện tập ngắt quãng không phù hợp, bạn có thể thử loại hình khác. Hãy thử những bài tập với cường độ vừa trong 30 phút mỗi ngày. Đi bộ nhanh cũng là một sự lựa chọn không nên bỏ qua.

Loại bỏ mỡ bụng là mục tiêu luyện tập trong hội chứng chuyển hoá
Loại bỏ mỡ bụng là mục tiêu luyện tập trong hội chứng chuyển hoá

3. Giảm cân

Giảm cân có thể làm giảm huyết áp và hiện tượng đề kháng insulin trong cơ thể. Bạn có thể thử nhiều cách để giảm cân, bao gồm luyện tập và thay đổi chế độ ăn uống.

4. Ngưng thuốc lá

Thuốc lá cũng chính là thủ phạm làm bệnh nặng thêm trong hội chứng chuyển hoá. Chúng đồng thời là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch, đột quỵ và nhiều rối loạn khác.

Thuốc lá góp phần làm nặng thêm hội chứng chuyển hoá
Thuốc lá cũng chính là thủ phạm làm bệnh nặng thêm trong hội chứng chuyển hoá

Tóm Tắt

Hội chứng chuyển hoá là rối loạn chuyển hoá liên quan đến 3 rối loạn sau đây trở lên. Chúng bao gồm béo bụng, tăng đường huyết, tăng triglycerides, tăng huyết áp và giảm HDL.

Hội chứng chuyển hoá đang ngày càng phổ biến hơn. Đặc biệt là do số lượng người béo phì đang ngày càng tăng ở người lớn lẫn trẻ em. Trong tương lai gần, hội chứng chuyển hoá thực sự có thể trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh lý tim mạch, thay cho vị trí hiện nay là của thuốc lá. Khoảng 85% người mắc tiểu đường tuýp 2 cũng đồng mắc hội chứng chuyển hoá.

2 nguyên nhân chính của hội chứng chuyển hoá là béo phì và lười vận động.

Tuy nhiên, điều may mắn là vẫn có nhiều cách phòng ngừa bệnh lý này. Bạn có thể hoàn toàn phòng ngừa hoặc làm chậm tiến độ bệnh từ việc thay đổi lối sống. Sự thay đổi liên tục, kiên trì hằng ngày chính là chìa khoá trong phòng ngừa hội chứng chuyển hoá.

Hãy hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chất tạo ngọt nhân tạo, soda kiêng và chất béo trans. Tinh bột, đường và cồn cũng là những lựa chọn nên tránh. Hãy tăng sử dụng cá và thực phẩm giàu omega-3. Rau củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên chất cũng là sự lựa chọn lí tưởng. Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung. Bao gồm nhân sâm, beberine, khổ qua, hương nhu tía, tảo xoắn và rễ maca.

Một số phương pháp tự nhiên hỗ trợ cải thiện hội chứng chuyển hoá: Tinh dầu bưởi, luyện tập ngắt quãng, giảm cân, bỏ thuốc lá.

Nguồn tham khảo:

1. Draxe.com:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

facebook-icon
zalo-icon
mail-icon