Quản Lý Stress Và Giảm Cân: Đừng Mơ Giảm Cân Nếu Quản Lý Stress Không Tốt + 16 Phương Pháp Bạn Có Thể Áp Dụng Ngay!

Mục lục

Đọc bài viết này để tìm hiểu và ứng dụng ngay các phương pháp quản lý stress để giảm cân!

Giảm cân là một quá trình cần nhiều kiên nhẫn, quyết tâm và một phương pháp luyện tập đúng đắn. Có thể bạn có đủ các yếu tố trên, nhưng tại sao quá trình giảm cân vẫn không hiệu quả?

Khoa học đã chứng minh một trong những lí do giảm cân thất bại là vì bạn đang quá stress!

Giảm cân là một quá trình. Bạn không thể ngay lập tức biến đổi từ béo sang gầy chỉ sau vài ngày ăn kiêng hay cardio ít buổi!

Cũng chính vì thiếu kiên nhẫn nên nhiều người dễ bị stress trong quá trình giảm cân của mình. Hoặc chính từ nguyên nhân stress trong công việc, cuộc sống. Chúng đã trở thành lí do quan trọng khiến bạn giảm cân thất bại.

Stress mạn tính khiến cơ thể sản sinh những yếu tố có hại. Chúng gây điều hoà ngược, làm chậm quá trình chuyển hoá.

Trong bài viết này, Tân sẽ giúp bạn:

  • Tìm hiểu vì sao stress làm bạn khó giảm cân
  • Những cách quản lý stress để giảm cân hiệu quả

Sơ lược về stress

Một nghiên cứu năm 2013 về stress đã được thực hiện bởi Tổ Chức Tâm Lý Học Hoa Kỳ (APA). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 3/4 số người tham gia ghi nhận chịu ảnh hưởng bởi stress ít nhất 1 lần trong tháng vừa qua.

Đáng tiếc thay, stress cũng là nguyên nhân phổ biến gây tăng cân. Hậu quả này được gây ra bởi hàng loạt sự kiện chuyển hoá trong cơ thể.

Ảnh hưởng của Stress lên cơ thể

Các triệu chứng phổ biến khi bị stress bao gồm nhức cơ, đau đầu, mệt mỏi, nhạy cảm,… Hậu quả của stress tác động lên chất lượng sống từ thể chất đến tinh thần, mối quan hệ xã hội.

Tại sao cần quản lý stress để giảm cân?

Các nghiên cứu từ khoa Tâm Lý của đại học Yale những năm 1990 đã chứng minh được mối liên hệ giữa hormone của stress: Cortisol và sự tăng tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở bụng.

Ngoài ra, cortisol còn làm tăng cảm giác đói. Nó khiến bạn không thể tập trung giảm cân được. Bạn sẽ luôn tìm thức ăn để đạt cảm giác thoả mãn trong ăn uống! Và rồi… (bạn đang cười mỉm phải không?)

Ăn nhiều thì nhất định không thể giảm cân thôi!

Một nghiên cứu mới đây còn tìm thấy betatrophin – hormone xuất hiện khi bạn stress kéo dài. Hormone này gây ức chế các enzyme cần thiết để chuyển hoá mỡ, từ đó làm chậm quá trình chuyển hoá.

Điều này càng khiến cho chúng ta khó giảm cân hơn!

Làm sao để biết rằng bạn đang tăng cân do stress?

Cách duy nhất để tìm ra câu trả lời này chính là tìm đến gặp bác sĩ của bạn!

Lí do là vì tăng cân do stress phải được chẩn đoán vô cùng kĩ càng. Quá trình này bao gồm việc khai thác bệnh sử cụ thể và loại trừ nguyên nhân khác như bệnh lý tuyến giáp.

Các hậu quả khác nếu bạn không quản lý stress sớm

Ngoài ra, stress còn mang lại những triệu chứng khiến cơ thể từ mệt mỏi đến suy kiệt, bao gồm nhức đầu, đau cơ, nhạy cảm với mọi thứ và mất kiểm soát…

Nếu không kiểm soát stress đúng cách, nó sẽ mang lại nhiều hậu quả nặng nề. Về lâu dài, stress sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất lẫn sức khoẻ tinh thần, đời sống xã hội…

Điều may mắn

Đa số chúng ta có thể nhận biết và quản lý stress khi còn ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên

Vẫn có nhiều người để stress phát triển thành mạn tính. Điều nguy hiểm là họ vẫn không hề biết mình bị vậy. Một trong những cách cơ thể chống chọi với stress mạn tính chính là tăng cân!

Betatrophin -Hormone Quan Trọng Cần Hiểu Để Quản Lý Stress Hiệu Quả

Betatrophin là loại hormone gốc peptide. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình ức chế chuyển hoá chất béo. Tạp chí Molecular and Cell Biology of Lipids đã giải thích tác dụng của betatrophin: Ức chế men phân giải mô mỡ và triglycerides.

Cho đến hiện tại, các nghiên cứu về betatrophin được chiết tách chủ yếu từ người và chuột thí nghiệm. Các nhà khoa học đã ghi nhận hiện tượng gia tăng nồng độ chất này. Đặc biệt là sau khi gây phản ứng stress cho chuột. Nguồn stress là từ môi trường lẫn chuyển hoá bên trong cơ thể nó.

Có 2 loại stress

Cả 2 loại stress này đều làm tăng sản xuất betatrophin ở gan lẫn mô mỡ. Tuy nhiên, chuột bị stress từ yếu tố chuyển hoá bên trong cơ thể có xu hướng sản sinh nhiều hormone này hơn. Sự trì trệ trong chuyển hoá mỡ ở nhóm chuột này cũng diễn ra rõ hơn. Những phát hiện này rất có ý nghĩa trong làn sóng mới của Y học giảm cân. Sự liên quan chặt chẽ giữa các tác nhân stress trong cơ thể và chu trình chuyển hoá mỡ.

Mỡ trong cơ thể gửi tín hiệu đến não và kích thích stress

 Việc stress làm khó giảm cân không phải là mối quan hệ một chiều. Bản thân chất béo tích tụ trong cơ thể cũng đã được chứng minh rằng có khả năng gửi những tín hiệu lên não bộ. Chúng ảnh hưởng đến khả năng điều hoà, giải quyết stress của cơ quan này. Cơ chế cụ thể của những tín hiệu này vẫn chưa hoàn toàn được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cho rằng não bộ có chịu sự ảnh hưởng của chất béo. Chúng ta cần cắt bỏ sợi dây liên kết của 2 yếu tố này. quản lý stress

Trong cuộc phỏng vấn với báo chí, James Herman-đồng tác giả của báo và là một giáo sư trong khoa tâm thần học và khoa học thần kinh-hành vi tại đại học Cincinnati, đã nói: “Stress làm khó giảm cân vì nó khiến ta thèm ăn. Lượng chất béo dư thừa trong cơ thể có tác dụng ức chế các tín hiệu truyền về não bộ do cơ thể tạo ra để ức chế stress. Những phát hiện này rất quan trọng và đặc trưng. Nó giúp chúng ta hiểu rằng stress không chỉ đơn giản được tạo ra do hoạt động của não bộ.

Stress và chất béo

Điều này làm thay đổi những suy nghĩa vốn có trước đây của chúng ta. Stress không chỉ được điều hoà chính bởi não bộ. Nghiên cứu này đã giải thích rõ được sự điều hoà stress. Nó diễn ra với nhiều chu trình phức tạp hơn thế nữa. Liên quan đến hệ thống điều hoà chuyển hoá trong cơ thể. Bao gồm chất béo.

Stress và glucocorticoid

Các nhà khoa học cũng phát hiện được sự ảnh hưởng của những thụ thể glucocorticoid trên mô mỡ. Đặc biệt là đối với khả năng kiểm soát stress và chuyển hoá của não bộ. Thời gian đầu, những tín hiệu này có tác dụng rất tốt để não bộ cân bằng năng lượng. Chúng tạo ra một chuỗi phản ứng để cơ thể chống chọi với stress. Tuy nhiên, nếu kéo dài, tình trạng này không hề tốt cho cơ thể. Chúng thâm chí có thể để lại nhiều hậu quả lâu dài.

Stress và chuyển hoá

Những hormone thuộc nhóm glucocorticoid kích hoạt những thụ thể nằm trên mô mỡ. Việc này là để tăng đáp ứng với stress. Ở đây là tăng chuyển hoá. Một số thí nghiệm trên chuột đã chứng minh được mối liên quan này. Điều này dẫn đến kết quả cuối cùng là sự điều hoà cân bằng năng lượng và đáp ứng stress của não bộ. Hiểu được con đường truyền tín hiệu giữa não bộ và chất béo là tiền đề. Chúng sẽ dẫn dắt ta đưa ra can thiệp trong tương lai nhằm cắt bỏ sợi dây liên kết này.

Stress và thèm ăn

Nói chung, stress làm khó giảm cân vì nó khiến chúng ta thèm ăn, vừa làm tăng nồng độ cortisol và betatrophin trong cơ thể. Những chất này gây ức chế quá trình chuyển hoá chất béo và tăng tích tụ mỡ bụng. Mối liên quan chặt chẽ giữa hoạt động điều hoà của não bộ và stress cũng được giải thích, do đó hãy cố gắng giảm thiếu tối đa stress trong công việc, cuộc sống và tâm lý để sớm đạt được kết quả giảm cân tốt nhất!

Các phương pháp quản lý stress

Hầu như không có ai chưa từng trải qua cảm giác stress, một người thậm chí còn trải qua chúng nhiều lần trong cùng 1 ngày. Chúng tôi gợi ý một số cách dưới đây nhằm giúp bạn thư giãn hơn, tuy nhiên kết quả có thành công được hay không nằm phần lớn ở sự quyết tâm và cả việc thay đổi tư duy của bạn!

Kế hoạch quản lý stress cụ thể

  1. Tập thể dục từ 20-30 phút.
  2. Tham gia các hoạt động ngoại khoá và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên!
  3. Yêu chiều cơ thể một tí bằng việc ăn những món ăn lành mạnh.
  4. Bồi đắp mối quan hệ xã hội, ví dụ như gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè.
  5. Loại bỏ bớt 1 việc cần làm trong danh sách công việc.
  6. Thử một buổi tập yoga ngắn trong khoảng 10 phút là đủ.

    Tập thể dục từ 20-30 phút cũng giúp quản lý stress hiệu quả
    Tập thể dục từ 20-30 phút cũng giúp quản lý stress hiệu quả
  7. Tâm sự với người thân về tình trạng stress này của bạn.
  8. Quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của bạn thân, hãy thử ngồi xuống suy nghĩ về những vấn đề của bạn một cách bình tĩnh và lạc quan!
  9. Nghe nhạc.
  10. Đọc sách.
  11. Đi ngủ sớm hơn 1h so với bình thường.
  12. Hãy tập đối xử tốt với bản thân một tí!
  13. Tập từ chối với những công việc có thể khiến bạn stress.
  14. Nuôi thú cưng.
  15. Luyện tập thở sâu trong 10 phút.
  16. Cắt giảm café và rượu, bia.

Kết luận

Stress làm khó giảm cân và cần phải cắt đứt sợi dây liên kết giữa stress và sự tích tụ chất béo trong cơ thể! Đây chỉ là những gợi ý bạn có thể tự làm tại nhà để giảm bớt stress. Tuy nhiên, nếu cảm thấy vẫn không thể tự khắc phục được tình trạng này thì đừng ngần ngại tìm đến những chuyên gia tâm lý để tìm ra giải pháp thích hợp, cũng như có thể hỏi ý kiến những chuyên gia dinh dưỡng để tìm được cho mình chế độ ăn uống phù hợp nhất trong giai đoạn này.

Nếu stress đến từ những nguồn nguyên nhân không thể thay đổi được như môi trường, công việc, hãy tập cách buông bỏ và tìm đến sự bình yên trong tâm hồn qua những bài tập yoga hoặc từ những niềm vui nhỏ trong cuộc sống như bạn bè và người thân!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-athletes-way/201601/why-does-chronic-stress-make-losing-weight-more-difficult
  2. https://www.healthline.com/health/stress/stress-and-weight-gain#stress-on-the-body

 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

facebook-icon
zalo-icon
mail-icon